Mango Media Studio

View Original

Dangerous Habits That May Seem Harmless but Pose a Threat to Your Health

In our daily lives, we all have our own habits, but not all habits are healthy and beneficial for our well-being. Some habits, if prolonged, can be detrimental to our health. Here are some habits that we should ditch in order to protect our own health.

1. Unhealthy Habits That Harm Your Health

1.1 Insufficient water intake throughout the day

Your body is composed of about 60-80% water. Therefore, if you don't drink enough water daily, your blood can become dehydrated. This can lead to constricted blood vessels, blood clots, increased blood pressure, and the risk of stroke and heart attack. Water can also be lost from the interstitial space up to 26%, resulting in high acidity levels, gout, kidney stones, brittle bones, and weakened immunity. Insufficient water intake can cause dehydration, leading to fatigue and low energy levels. Stay hydrated by drinking water throughout the day.

A study by the University of California, Berkeley revealed that individuals who drink insufficient water have a 50% higher risk of experiencing fatigue compared to those who drink enough water. Therefore, it is recommended to drink an adequate amount of water every day, which is about 2-3 liters per day. Drink water regularly, don't wait until you feel thirsty, and increase your water intake when exercising or in hot environments. Choose filtered water or herbal tea instead of sugary or carbonated beverages.

However, each person's water needs may vary, and the amount of water required by the body may differ. Therefore, you can opt for consuming water-rich foods such as noodles, pho, vermicelli, soups, or eating plenty of juicy fruits to meet your daily water requirement.

1.2 Staying up late, lack of sleep

Staying up late has become quite common among young people and most individuals nowadays. However, insufficient and prolonged sleep deprivation can have numerous detrimental effects on health, specifically: impacting the nervous system, reducing concentration ability, impairing memory, increasing the risk of cardiovascular diseases, obesity, and diabetes.

Several studies conducted by prestigious universities such as Harvard and Chicago have shown that long-term sleep deprivation leads to cognitive decline and increases the risk of diseases such as obesity, cardiovascular issues, and Alzheimer's.

1.3. Skipping meals

Skipping meals has become a familiar habit for each of us, especially in the morning. However, this is an unhealthy habit that needs to be improved promptly to avoid future consequences, including: causing nutritional deficiencies, affecting the digestive system, reducing immune function, fatigue, and overall declining health. It can even lead to conditions like gastric ulcers, constipation, significantly impacting our well-being. Therefore, it is important to limit skipping meals and instead focus on eating on time, with a balanced diet, and remember to consume plenty of fruits and vegetables.

On the other hand, some individuals may thrive on only two meals a day and still maintain good health. This depends on individual lifestyle habits, but it is crucial to ensure adequate nutrient intake. If you have to wake up early for work, it is advisable to have breakfast to avoid digestive issues.

1.4. Excessive caffeine consumption

Although caffeine can provide temporary energy boosts, abusing it can lead to dependence and fatigue.

Limit your caffeine intake and instead opt for natural energy boosters such as water, herbal tea, and fresh fruits. Consuming excessive amounts of caffeine can have detrimental effects on the nervous system, cardiovascular health, digestive system, and even reproductive health.

Each person can consume caffeine daily for its benefits, but it is important to use it in moderation. A study conducted by the University of California, San Francisco, revealed that individuals consuming more than 400mg of caffeine per day had a 20% higher risk of increased heart rate and high blood pressure compared to those consuming less than 100mg of caffeine per day.

1.5. Smoking and alcohol consumption

Smoking and alcohol consumption are both unhealthy habits that have detrimental effects on our health. In fact, smoking while drinking alcohol causes alcohol to be absorbed into the bloodstream faster, making you more prone to losing control. When drinking alcohol alongside the habit of smoking, it not only increases the risk of diseases such as throat and lung cancer but also harms the brain.

According to the World Health Organization (WHO), the number of deaths caused by smoking and alcohol use is 8 million and 3 million people respectively each year. Smoking and alcohol consumption are dangerous habits that can seriously impact your health and your family's well-being. Protect yourself and those around you by quitting smoking and limiting alcohol consumption.

2. Good habits to adopt

You can minimize the harmful effects on your health by incorporating healthier habits, such as:

  • Sufficient sleep (7-8 hours per day): Helps the body recover, strengthens the immune system, improves mood, and enhances concentration.

  • Balanced and nutritious diet: Provides adequate nutrients for the body, boosts overall health, and prevents diseases.

  • Regular exercise (30 minutes per day): Enhances cardiovascular health, strengthens muscles and joints, reduces the risk of obesity, diabetes, and heart-related issues.

  • Limit caffeine intake: Avoid insomnia, anxiety, and restlessness.

  • Adequate hydration (2-3 liters per day): Helps the body function properly and prevents dehydration.

  • Regular sun exposure (15-20 minutes per day): Helps the body synthesize vitamin D and boosts the immune system. However, it is advised to sunbathe before 8:00 AM, as UV rays can be harmful to health after that time.

  • Reduce stress: Promotes a healthy body and prevents illnesses by leading a balanced lifestyle.

  • Quit smoking: Improves health and prevents lung cancer, heart diseases, and strokes.

  • Limit alcohol consumption: Protects your health and prevents liver cancer, heart diseases, and strokes.

In conclusion, it is important for us to develop scientific and healthy lifestyle habits to protect our health. It is crucial to persistently practice these good habits to achieve the highest effectiveness. If possible, it is advisable to consult with doctors or nutrition and health experts for specific advice on nutrition and suitable exercise routines based on individual health conditions.


Tiếng Việt

Những Thói Quen Tưởng Chừng Vô Hại Nhưng Rất Nguy Hiểm Cho Sức Khỏe

Trong cuộc sống, chúng ta đều sẽ có những thói quen của riêng bản thân mình, tuy nhiên không phải thói quen nào cũng là thói quen lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, có những thói lâu dần sẽ gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là những thói quen chúng ta nên bỏ đi để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe

1.1. Uống quá ít nước trong một ngày

Cơ thể bạn có chứa tới 60-80% nước. Vì vậy nếu bạn không uống đủ nước hàng ngày, máu của bạn có thể thiếu nước. Điều này dẫn đến co mạch máu, huyết khối, tăng huyết áp và nguy cơ mắc đột quỵ và đau tim. Nước cũng có thể biến mất từ khoảng không gian giữa tế bào lên đến 26%, điều này dẫn đến mức độ axit cao, gút, sỏi thận, xương giòn và sức đề kháng kém. Không uống đủ nước có thể dẫn đến mất nước, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng. Giữ đủ nước bằng cách uống nước suốt cả ngày.

Một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley cho thấy những người uống ít nước có nguy cơ bị mệt mỏi cao hơn 50% so với những người uống đủ nước. Vì thế hãy uống đủ nước mỗi ngày, theo khuyến cáo là 2-3 lít nước/ngày, uống nước thường xuyên, không nên đợi đến khi khát mới uống và hãy nên uống nhiều nước hơn khi tập thể dục hoặc hoạt động trong môi trường nóng bức. Chọn nước lọc hoặc trà thảo mộc thay vì nước ngọt hoặc nước có ga.

Tuy nhiên, mỗi người lại có nhu cầu uống nước khác nhau, lượng nước nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Thế nên bạn có thể chọn ăn những món ăn có nước  như bún, phở, miến…., canh hoặc ăn nhiều trái cây mọng nước thay cho lượng nước cần đủ cho một ngày.

1.2 Thức khuya, ngủ không đủ giấc

Việc thức khuya đã trở thành một điều khá bình thường đối với giới trẻ cũng như đa số mọi người hiện nay, tuy nhiên việc ngủ ít, ngủ thiếu giấc lâu dần sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe cụ thể là: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.

Một số nghiên cứu của các đại học lớn như: đại học Harvard, Chicago đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến việc suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch và Alzheimer.

1.3. Bỏ bữa

Việc bỏ bữa đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là buổi sáng. Tuy nhiên điều này là một thói quen không tốt, cần phải được cải thiện ngay nếu không muốn dẫn đến những tác hại sau này, cụ thể có thể kể đến như: Gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng miễn dịch, dễ mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Thậm chí còn dẫn đến các bệnh lý như viêm loét dạ dày, táo bón,... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, chúng ta nên hạn chế bỏ bữa thay vào đó chúng ta nên tập ăn đúng giờ, đầy đủ dinh dưỡng và hãy nhớ ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Mặc khác lại có những người chỉ cần ăn hai buổi một ngày mà vẫn khỏe mạnh. Điều này tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt mỗi người nhưng hãy nhớ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu bạn phải dậy sớm để làm việc thì hãy nên ăn sáng để tránh bị các bệnh lý về tiêu hóa.

1.4. Tiêu thụ quá nhiều Caffeine

Mặc dù caffeine có thể cung cấp năng lượng tăng cường tạm thời, nhưng việc lạm dụng nó quá mức có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và gây ra tình trạng mệt mỏi.

Hạn chế tiêu thụ caffeine và thay vào đó hãy chọn những loại tăng cường năng lượng tự nhiên như nước, trà thảo dược và trái cây tươi. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ mang đến những tác hại đến hệ thần kinh, sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa thậm chí là sức khỏe sinh sản.

Mỗi người có thể tiêu thụ caffeine mỗi ngày vì những lợi ích mà nó đem lại nhưng hãy sử dụng một liều lượng hợp lý. Một nghiên cứu của Đại học California, San Francisco chỉ ra rằng những người tiêu thụ hơn 400mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ tăng nhịp tim và huyết áp cao hơn 20% so với người tiêu thụ ít hơn 100mg caffeine mỗi ngày.

1.5 Hút thuốc lá và uống rượu bia

Việc hút thuốc lá và uống rượu bia đều là những thói quen không tốt và gây hại đến sức khỏe của chúng ta. Trên thực tế, việc hút thuốc khi uống rượu bia còn khiến cồn ngấm vào máu nhanh hơn, và bạn càng dễ dàng mất tỉnh táo. Khi uống rượu hay bia cùng với thói quen hút thuốc lá, nó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vòm họng, phổi,… mà còn tổn thương cho cả não.

Theo WHO,số ca tử vong đến từ việc hút thuốc và sử dụng rượu bia dẫn đến tử vong lần lượt là 8 triệu và 3 triệu người mỗi năm. Hút thuốc lá và uống rượu bia là những thói quen nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng cách cai thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.

2. Những thói quen tốt nên áp dụng

Bạn có thể hạn chế những thói quen gây hại cho sức khỏe bằng những thói quen lành mạnh hơn chẳng hạn như:

  • Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày): Giúp cơ thể phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung.

  • Ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng: Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

  • Tập thể dục thường xuyên (30 phút mỗi ngày): Tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp, xương khớp, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch.-

  • Hạn chế caffeine: Tránh mất ngủ, lo lắng, bồn chồn.

  • Uống đủ nước (2-3 lít mỗi ngày): Giúp cơ thể hoạt động tốt, phòng ngừa thiếu nước.

  • Tắm nắng thường xuyên (15-20 phút mỗi ngày): Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng chỉ nên tắm nắng trước 8:00AM vì sau khung giờ đó tia cực tím có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Giảm stress: Giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật bằng cách sống lành mạnh hơn.

  • Bỏ thuốc lá: Giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa ung thư phổi, tim mạch, đột quỵ.

  • Hạn chế rượu bia: Giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa ung thư gan, tim mạch, đột quỵ.

Nói tóm lại, chúng ta nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Cần kiên trì thực hiện các thói quen tốt để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu có thể hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.