The Last Wife - Connecting Traditional Vietnamese Cultural Values

Amidst the debates over acting and storyline in “The Last Wife”,  one cannot deny the film's distinct portrayal of Vietnamese culture, particularly the image of women in the Northern region during the 19th century.

There are numerous remarkable cultural aspects depicted in each frame, from attire to the integration of music into the film. Let's delve into a few points below.

Source: Huy Tran

1. Exquisite Costume Selection

The investment and meticulous research by the team on costumes are evident through each character. The choice of materials aligns accurately with the Nguyen Dynasty era. This stands out as the film's highlight, showcasing a stark contrast between commoners and aristocrats through silk and brocade ao dai. Even the minute details, such as the white silk undergarments, coupled with bead necklaces and plain round earrings, epitomize the fashion trends of that period. Notably, the presence of the conical hat softly emerges throughout The Last Wife.

Source: Huy Tran

2. Deep-rooted Feudal Customs

Traditional Vietnamese customs like marriage ceremonies, funerals, and festivals come to life vividly in the film. Witness Linh stepping onto the flower-laden palanquin, dressed in a red wedding gown, adorned with the conical hat, carrying white lotus flowers. Upon entering her husband's house, Linh respectfully greets the senior woman before entering her designated room. When she gives birth to a daughter, she presents the child to the district magistrate for a face reading and naming. Only after becoming a first wife does she earn the privilege to wear a blue five-panel robe and hold red lotus flowers. The subtle nuances in how they greet individuals of higher status starkly contrast with contemporary etiquettes.

Source: Huy Tran

3. Echoes of the Past through Reverse Sounds

Attentive ears will catch the revamped traditional musical pieces seamlessly integrated into the film. Instruments like the monochord zither, moon-shaped lute, moon lute, bamboo flute, and drums craft melodies steeped in folk influences, deeply resonating with Vietnamese essence. This immersion allows the audience to tangibly sense the bygone era of Northern Vietnam. Furthermore, viewers may recognize familiar tunes like “Ly Ngua O”, “Ly Cay Da”, “Ly Chim Quyen”,  beautifully sung by the actors within various scenes."

4. Water Puppetry - A Rich Cultural Art of Vietnam

Water puppetry has long been a unique art form of the Vietnamese people. Originating during the Ly dynasty, this art is deeply rooted in the culture of the rice-growing civilization. Throughout history, this form of art faced decline at times due to invasions. Fortunately, the dedicated efforts of artisans preserved and gradually evolved water puppetry.

Source: Victor Vu

Although it appears only briefly in just two scenes of the entire movie, each performance is far from lackluster. These moments allow the audience to feel the intimacy and familiarity that people, especially in rural areas, have with this art form. Water puppetry doesn't just embody spiritual values; it educates and entertains viewers through deeply human stories and the profound meanings crafted by the artisans.

The film encapsulates a range of impressive cultural elements, meticulously researched and detailed, serving as a reminder of the remarkable art form forgotten in modern times—water puppetry. This investment by Victor Vu and the team illustrates their dedication to The Last Wife.

However, if the movie lacks any significant cultural elements, would it still attract the younger generation or film enthusiasts in particular?

It's regrettable to admit that The Last Wife might not fully resonate with viewers due to various factors, spanning from the storyline, plot, to the actors' performances. The two major drawbacks evident in this film could be summarized as follows:

Firstly, the relationship between Linh and Nhan doesn't quite become an emblem of intense love. Towards the ending, viewers still harbor doubts: Does Nhan truly love Linh? Or does their romance only reside in carnal desires? Adding to this doubt is the inadequacy of the male lead in portraying depth for the audience.

The second factor, perhaps the most disappointing, is the film's shortfall. While it adapts from a story blending romance and detective elements, the investment in the detective aspect lacks in the screenplay, failing to sustain the suspense for the audience. Perhaps due to the extensive focus on settings, costumes, etc., the film's ending feels somewhat hollow, lacking a lasting impression on viewers.

Source: Victor Vu

However, you will definitely be overwhelmed by the scene that the whole film crew has worked hard to create. Besides, there is an irresistible voyeurism about the ancient costumes of the Vietnamese people.


Tiếng Việt

Người Vợ Cuối Cùng - Kết Nối Những Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống Việt

Giữa nhiều luồng tranh cãi về diễn xuất và nội dung phim Người Vợ Cuối Cùng thì phải thừa nhận rằng thước phim vẫn mang riêng cho mình những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ ở Bắc Bộ những năm thế kỷ 19.

Có rất nhiều nét văn hóa đặc sắc được thể hiện trong khung hình, từ trang phục cho đến phần âm nhạc được lồng ghép vào trong phim, hãy cùng điểm qua một vài điểm dưới đây.

1. Sự tinh tế trong lực chọn trang phục

Khỏi phải bàn về sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng của ekip về phần phục trang vì nó đã được thể hiện rất rõ qua từng nhân vật. Phần chất liệu cũng được chọn chính xác và kỹ càng để phù hợp và đúng nhất dưới thời nhà Nguyễn. Đây có thể nói là điểm sáng nhất trong xuyên suốt cả bộ phim.

Sự chênh lệch rõ rệt giữa dân thường và người nhà của quan được thể hiện qua bộ áo dài lụa và gấm. Không quên những chi tiết vô cùng nhỏ như cách họ mặc lớp lót bằng vải lụa trắng. Kết hợp cùng bộ xâu chuỗi, hoa tai tròn trơn, không chạm khắc, cực kỳ hợp mốt ở thời kỳ đó. Chưa kể, hình ảnh chiếc nón quai thao (ba tầm) cũng không bị bỏ sót mà xuất hiện một cách rất dịu dàng trong bộ phim.

2. Tập tục đậm nét thời phong kiến

Cưới hỏi, ma chay, hội chợ,... các tập tục truyền thống của người Việt ta được sống dậy chân thực thông qua bộ phim.

Hình ảnh Linh bước chân lên kiệu hoa, cô mặc áo cưới màu đỏ, đầu đội nón quai thao, trên tay cầm hoa sen trắng. Bước vào nhà chồng, Linh phải chào lễ bà cả, bà hai, bà ba rồi mới được đi vào phòng của mình. Rồi khi cô sinh con gái, cô cũng phải mang con ra ngoài để quan tri huyện xem mặt và đặt tên. Khi thành vợ một, cô mới có thể được mặc áo ngũ thân xanh và cầm hoa sen đỏ.

Hoặc không cần để ý cầu kỳ, cách cô và các nhân vật khác khi chào người có vị thế cao hơn, cách chào của họ cũng rất khác so với thời đại bây giờ.

3. Những âm thanh tua ngược về quá khứ

Nếu để ý, bạn sẽ có thể nghe được các bài nhạc lồng ghép vào trong phim đều được phối lại từ các chất liệu nhạc cụ rất “Việt Nam”. Đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo trúc, trống,... đều được sử dụng để tạo nên những giai điệu mang âm hưởng dân gian, đậm đà bản sắc Việt Nam. Điều này còn làm cho khán giả cảm nhận được gần hơn, chân thực hơn không gian của Bắc Bộ ngày xưa. Ngoài ra, người xem cũng có thể bắt gặp những bài hát quen thuộc như Lý Ngựa Ô, Lý cây đa, Lý chim quyên,... được các diễn viên ngân nga trong các phân cảnh.

4. Múa rối nước - nghệ thuật đậm nét văn hóa Việt Nam

Múa rối nước từ lâu đã là một nét nghệ thuật độc đáo của người dân đất Việt. Được sinh ra trong thời nhà Lý, bộ môn này gắn liền với nền văn hóa lúa nước. Qua từng cột mốc lịch sử, có lúc loại hình này cũng từng bị mai một bởi những kẻ xâm lược. Rất may mắn nhờ vào bàn tay gìn giữ của các nghệ nhân mà múa rối được bảo tồn và dần phát triển hơn.

Tuy chỉ xuất hiện trong vỏn vẹn hai phân cảnh của toàn bộ phim, nhưng mỗi lần xuất hiện màn biểu diễn đó không hề mờ nhạt. Từ đây mà khán giả cũng cảm nhận được sự gần gũi và quen thuộc của người dân đối với loại hình nghệ thuật này, hơn hết là vùng nông thôn. Không chỉ dừng lại ở những giá trị tinh thần, múa rối nước còn mang tính chất giáo dục, giải trí cho người xem thông qua những câu chuyện đậm tính nhân văn và những ý nghĩa chất chứa từ bàn tay của người nghệ nhân.

Một bộ phim bao hàm một loạt các yếu tố văn hóa ấn tượng, đầu tư nghiên cứu chỉnh chu từ các chi tiết nhỏ nhất và cũng là lời gợi nhắc về nét nghệ thuật đặc sắc bị lãng quên ở thời hiện đại - múa rối nước. Có thể thấy thông qua sự đầu tư này Victor Vũ và ekip đã dành rất nhiều tâm huyết cho Người vợ cuối cùng. 

Nhưng nếu như bộ phim thiếu đi một trong số yếu tố văn hóa đáng giá trên thì liệu rằng đây có phải là một tác phẩm thu hút được giới trẻ nói chung và những người yêu phim nói riêng?

Thật đáng tiếc rằng khi phải nhận xét rằng Người vợ cuối cùng khó lòng mà “được lòng” người xem bởi nhiều yếu tố khác nhau từ nội dung, tình tiết cho đến diễn xuất của diễn viên. Hai điểm trừ lớn nhất có thể thấy từ tác phẩm phim này có thể nói là thông qua:

  • Cuộc tình của nhân vật Linh và Nhân có vẻ vẫn chưa trở thành một biểu tượng của một tình yêu mãnh liệt. Ở đâu đó gần đoạn kết, người xem vẫn còn một chút nghi hoặc rằng liệu Nhân có thật sự thương Linh? Hay chuyện tình này chỉ dừng lại ở câu chuyện sắc dục? Làm tăng thêm sự nghi ngờ đó là vì nhân vật nam chính chưa phù hợp lắm với Thuận Nguyễn bởi vai diễn chưa mang đến nhiều chiều sâu cho người xem.

  • Yếu tố thứ hai có lẽ là yếu tố gây hụt hẫng nhiều nhất cho khán giả. Là một bộ phim chuyển thể từ bộ truyện mang hơi hướng tình cảm pha trộn trinh thám. Nhưng yếu tố trinh thám chưa được đầu tư về phần kịch bản để Người Vợ Cuối Cùng có thể giữ chân được sự hồi hộp của người xem. Cũng có lẽ vì đã dành rất nhiều sự đầu tư vào bối cảnh, phục trang,... mà phần kết phim cũng bị mất cân bằng. Đoạn kết khá trống vắng, trôi tuột không để lại nhiều dấu ấn cho người xem.

Tuy vậy, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi bối cảnh mà cả đoàn phim đã dày công dựng nên. Bên cạnh đó là sự mãn nhãn không thể rời mắt về những bộ trang phục xưa của người dân đất Việt.

Previous
Previous

Overcoming The Fear Of Peer Pressure In Gen Z

Next
Next

Doona! - The Healing Elixir for Hearts in Need of Redemption