Overcoming The Fear Of Peer Pressure In Gen Z

Have you ever felt anxious and insecure when unable to achieve success as your friends? Have you ever felt self-conscious when comparing yourself to others? If so, you're not alone. Peer pressure is a common problem in all generations from Gen X, Gen Y but it is becoming more and more serious, especially for Gen Z. In this article, we learn about the fear of peer pressure in Gen Z and discuss ways they can overcome it.

1. What is Peer Pressure?

"Peer pressure" this word is very familiar, having existed for generations. According to the American Psychological Association, peer pressure occurs when individuals are influenced by those within the same social group and must change their attitudes, values and behaviors to fit the group's standards. It’s the self-conscious feeling when one fails to align with the achievements of peers.

2. Is Peer Pressure Only Present In Gen Z

Peer pressure is a common problem in every generation, not just Gen Z. In the past, peer pressure can appear in many different forms, such as academic pressure, appearance, career,... Previous generations also encountered peer pressure, but can manifest in different forms. For example, students in the old days were often pressured to achieve high scores on tests and exams; pressured to have good looks; pressured to choose a stable career with high social status. Of course, the pressure of Gen X, Gen Y is still similar and different from Gen Z.

Gen Z is the generation that grew up with the development of the Internet, social networks and modern technology. This has given them different experiences than previous generations. They are exposed to a huge and diverse source of information but also face potential risks such as harmful content, harassment, bullying on social networks. Therefore, peer pressure in GenZ is becoming more and more serious.

  • Influenced By Social Media

Gen Z often surfs social networks to update trends, in addition to looking for useful information, they also accidentally encounter content such as " How to make $1000/month at age 20" or "How to achieve IELTS 6.0 within 3 months". When you accidentally surf on Facebook's page, you see friends updating the status "Working at ABC company" or accidentally surf stories to see moments when friends flex high salary, good company ... At that time, you look back at yourself still in school, dependent on your parents or struggling to find a job to get an internship...Therefore, you ask yourself: "Why can't I?", "Am I too bad for everyone else?" Over time, these questions take away your confidence in yourself and make you more tired.

  • Similar To “Next-door-kid”

Comparison with others is ingrained in our social relationships. The notion of the “Next-door-kid” has been present for generations, comparing individuals directly and influencing them through social media and modern technology. The constant comparisons, reinforced by societal standards, lead to increased pressure on individuals to meet the expectations of those around them.

  • Fear Of Falling Behind

Most Gen Z grew up hearing how lucky they were. They often do not have to face problems such as worrying about food or clothing like their parents and grandparents' generation. Many people think that in such perfect conditions, Gen Z only focuses on studying and working, they will definitely have a smooth path and early success. For that reason, the pressure is increasing, urging young people to always race to find success for their own path. They spend hours working, spend whole weeks going nowhere to achieve something... all in all because they are afraid of not knowing if they are successful enough?

You are afraid of being left behind, afraid of being inferior to your friends or not meeting your family's expectations. Competition is not only in education and career but also in having diverse and interesting social experiences. This causes Gen Z to fall into a spiral of work. They do everything frantically, trying to complete the assigned work many times more than others just with the hope that their boss will evaluate them well. As a result, you don't care about your health and your psychology is seriously affected.

3. How To Overcome Peer Pressure

Overcoming peer pressure is crucial, especially for Gen Z. Here are some solutions to help overcome the fear of peer pressure:

  • Know Yourself

Well Nobody is perfect. Each person has strengths, weaknesses, and different life circumstances. Instead of comparing yourself to others, focus on developing your own strengths. Take time to reflect on your strengths and weaknesses. Consider what you want to achieve in life and compare yourself to your past self, not others.

  • Define Your Goals and Values

When you have clear goals and values, you'll have the motivation to strive and won't be swayed by comparisons. Think about what you want to achieve in life, education, or work. Reflect on what's important to you and set achievable goals to keep yourself motivated.

  • Seek Support

If you feel overwhelmed, share your feelings with trusted individuals like parents, friends, teachers, or mental health professionals. Discuss your difficulties with them. Additionally, join group activities or clubs to connect with like-minded individuals. If the pressure feels too much, seek help from mental health experts.

Overcoming peer pressure is a long-term process that demands personal effort. However, with persistence, you can build resilience and not be affected by external pressures.

Everyone is unique and you don't need to compare yourself to others. Concentrate on developing your strengths and achieving personal goals. Hope the above sharing can help you, especially those who are facing peer pressure. 


Tiếng Việt

Peer Pressure - Vượt Qua Nỗi Sợ Áp Lực Đồng Trang Lứa Ở Gen Z

Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng, bất an khi không thể đạt được thành tích như bạn bè? Bạn có bao giờ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi so sánh bản thân với người khác? Nếu có thì bạn không phải là người duy nhất. Áp lực đồng trang lứa là một vấn đề phổ biến ở tất cả các thế hệ từ thế hệ Gen X, Gen Y, nhưng nó đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đối với thế hệ Z. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu về nỗi sợ áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) ở Gen Z và liệu có cách nào để họ có thể vượt qua.

1. Peer pressure là gì ?

“Peer pressure” từ ngữ này hoàn toàn không xa lạ, được xuất hiện đã rất lâu từ các thế hệ trước kia. Theo từ điển tâm lý học thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, áp lực đồng trang lứa là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Nói đơn giản hơn, đó chính là cảm giác tự ti của bản thân khi không đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh.

2. Áp lực đồng trang lứa phải chăng chỉ có ở Gen Z?

Áp lực đồng trang lứa là một vấn đề phổ biến ở mọi thế hệ, không chỉ riêng Gen Z. Trong quá khứ, áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như áp lực học tập, ngoại hình, nghề nghiệp,... Các thế hệ trước cũng gặp phải áp lực đồng trang lứa, nhưng có thể biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Ví dụ như học sinh thời xưa thường bị áp lực phải đạt được điểm số cao trong các bài kiểm tra, thi cử; bị áp lực phải có ngoại hình ưa nhìn, phù hợp với chuẩn mực của xã hội;  áp lực phải chọn nghề nghiệp ổn định, có địa vị xã hội cao. Tất nhiên, áp lực của GenX, Gen Y vẫn có phần giống và khác so với Gen Z.

Gen Z là thế hệ lớn lên cùng với sự phát triển của Internet, mạng xã hội và công nghệ hiện đại. Điều này đã mang lại cho họ những trải nghiệm khác biệt so với các thế hệ trước. Họ được tiếp xúc với nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng nhưng cũng phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như nội dung độc hại, quấy rối, bắt nạt trên mạng xã hội. Chính vì lẽ đó, áp lực đồng trang lứa ở genZ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Mạng xã hội là con dao hai lưỡi

Các bạn Gen Z thường xuyên lướt mạng xã hội để cập nhật xu hướng, ngoài việc tìm kiếm những thông tin bổ ích thì vô tình họ cũng gặp phải nội dung như “ Làm thế nào để có thể kiếm được 30 triệu/ tháng ở tuổi 20” hay “Cách đạt được ielts 6.0 trong vòng 3 tháng”. Khi bạn vô tình lướt trên trang của Facebook thì thấy bạn bè cập nhật trạng thái “ Đang làm việc tại công ty ABC” hay vô tình lướt story thấy những khoảnh khắc bạn bè flex lương cao, công ty tốt… Khi đó bạn nhìn lại bản thân vẫn còn đang đi học, vẫn còn đang phụ thuộc vào bố mẹ hay vẫn còn vất vả kiếm việc để đi thực tập…

Tất cả những điều đó đè nặng lên vai, bạn lại tự hỏi bản thân “Tại sao mình không được như vậy?”, “Phải chăng bản thân mình quá tệ so với mọi người?”. Dần dần, những câu hỏi này như lấy đi sự tự tin, lấy đi niềm tin vào bản thân và làm bạn trở nên mệt mỏi hơn.

  • Cứ phải như con nhà người ta

Chúng ta được nuôi dạy và lớn lên trong sự so sánh với các mối quan hệ xã hội. Một người mà hầu hết các bạn điều biết đó là “con nhà người ta”. Sự thật thì “con nhà người ta” đã xuất hiện từ rất lâu từ các thế hệ X,Y và cho đến thế hệ Z, các bạn vừa bị so sánh trực tiếp lại vừa bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, công nghệ hiện đại nên các bạn tiếp xúc nhiều hơn và gặp áp lực nhiều hơn. Cứ lâu lâu chúng ta lại nghe những câu nói như “nhìn con gái người ta kìa”, “sao nhà con bé đó nghèo nhưng học giỏi thế”, “con gái của anh A đợt thi này được 28đ đỗ trường top đầu” hay như “con trai nhà hàng xóm vừa mới đỗ vào công ty ABC có tiếng”.

Dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau, song bao giờ cũng tồn tại những tiêu chí “con nhà người ta” được đem ra để đánh giá sự thành công của bạn. Bị so sánh càng nhiều, chúng ta càng áp lực khi bản thân mình thua kém người khác và không đáp ứng được kỳ vọng của những người xung quanh.

  • Sợ bị bỏ lại phía sau

Đa số Gen Z lớn lên cùng với những lời nói bản thân đã may mắn ra sao. Họ thường không phải đối diện với những vấn đề như lo cơm ăn hay quần áo mặc như thế hệ của ông bà và bố mẹ. Nhiều người nghĩ rằng trong điều kiện đầy đủ như vậy, Gen Z chỉ tập trung học hành và làm việc, họ nhất định có 1 con đường suôn sẻ và thành công sớm. Chính vì lẽ đó, áp lực ngày càng áp lực hối thúc các bạn trẻ luôn phải chạy đua tìm kiếm sự thành công cho con đường của bản thân. Họ dành hàng giờ liền để làm việc, dành cả tuần chẳng đi đâu để đạt được một thành tựu gì đó,... chung quy lại vì sợ không biết mình đã đủ thành công chưa?

Người trẻ sợ sẽ bị bỏ lại phía sau, sợ thua kém bạn bè hay không đạt được kỳ vọng của gia đình. Sự cạnh tranh không chỉ trong học vấn và sự nghiệp mà còn trong việc có được trải nghiệm xã hội đa dạng và thú vị. Điều này khiến Gen Z rơi vào một vòng xoáy của công việc. Họ điên cuồng làm mọi việc, nỗ lực hoàn thành công việc được giao gấp nhiều lần so với người khác chỉ với mong muốn được sếp đánh giá tốt về mình. Hậu quả dẫn tới các bạn lại không quan tâm đến vấn đề sức khỏe bản thân và tâm lý đang bị ảnh hưởng trầm trọng.

3. Làm thế nào để vượt qua áp lực?

Việc vượt qua áp lực đồng trang lứa là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với Gen Z. Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ áp lực đồng trang lứa:

  • Hiểu rõ bản thân

Không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu và hoàn cảnh sống khác nhau. Do đó, thay vì so sánh mình với người khác, hãy tập trung phát triển những điểm mạnh của bản thân. Dành thời gian để suy nghĩ về những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình cũng như suy nghĩ về những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống. Hãy so sánh bản thân với bản thân của chính bạn trong quá khứ, chứ không phải so sánh với người khác.

  • Xác định mục tiêu và giá trị sống của bản thân

Khi có mục tiêu và giá trị sống rõ ràng, bạn sẽ có động lực để cố gắng và không bị ảnh hưởng bởi những so sánh từ người khác. Bạn nghĩ thử xem là bạn muốn đạt được gì trong cuộc sống, học tập hay công việc. Bạn có thể suy nghĩ về những gì quan trọng đối với bạn và đặt ra những mục tiêu nhỏ, dễ đạt được để bạn có động lực thực hiện.

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu bạn cảm thấy áp lực quá lớn, hãy chia sẻ với những người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như bố mẹ, bạn bè, thầy cô hoặc các chuyên gia tâm lý. Hãy trò chuyện với bố mẹ, bạn bè, thầy cô về những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động nhóm hoặc câu lạc bộ để kết nối với những người có cùng sở thích với bạn. Nếu bạn cảm thấy quá áp lực, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Việc vượt qua áp lực đồng trang lứa là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì, bạn sẽ có thể xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng, không bị ảnh hưởng bởi những áp lực từ bên ngoài.

Hãy nhớ rằng, mỗi người đều là một cá thể đặc biệt và bạn không cần phải so sánh bản thân với người khác. Hãy tập trung vào việc phát triển những điểm mạnh của bản thân và đạt được những mục tiêu mà bạn đặt ra. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn đặc biệt những bạn đang gặp phải áp lực đồng trang lứa. 

Previous
Previous

What Is Minimalism In Creativity?

Next
Next

The Last Wife - Connecting Traditional Vietnamese Cultural Values