What Is Minimalism In Creativity?

Among Generation Z, minimalism is one of the most favored artistic movements. What, as an established art school, keeps this establishment alive in the modern world and the creative process?

1. What is Minimalism?

The elements that makeup minimalism are very simple. All the details are presented most concisely, placed and arranged in reasonable positions and proportions, but still clear. Eliminate redundancy, and complexity to create a subtle, elegant look for the viewer. In addition, minimalism will be a reasonable choice for those who prioritize space, seek balance in space, and aim for a modern, simple, and neat lifestyle. Minimalism can be applied in many aspects of life, many professions, and fields, especially in professions that require creativity.

2. Should we simplify while creating?

Minimalism is very common in nowadays lifestyles. It’s easy to see this kind of school art through paintings, architecture, interior design, and even philosophy and thinking. But have you ever put minimalism into the creative process? And does minimalism hinder your creativity?

There are no specific rules concerning when it applies to minimalism. Thus, if we use it in our creative process, there are no restrictions. When we create, minimalism will help us remove extraneous details and distractions so that we can concentrate on the essential idea. Following this, it will help the information recipient understand and find your concept more easily.

Utilizing minimalism in your creative process will yield four benefits:

  • Improve work efficiency: When you identify what to do, you will eliminate unnecessary, unsuitable, or noisy factors in the proceeding. Therefore, you can concentrate on key points, main ideas, and the core of the project. In this stage, your productivity will undoubtedly rise significantly.

  • Save time and resources: When everything is simplified, your time and resources will be reduced obviously. Irrelevant steps, tools, or supplies will be cut off. This not only helps you save time for yourself but also can save resources for other projects.

  • Create valuable content: Minimalism is a key to your creative journey with detail and clear concepts. Support to place the spotlight on the main ideas and develop them in depth. Following this feature, your project will communicate better and impress people.

  • Develop your style: You will form a unique, distinctive, and personal style through minimalism. Along with that, you will be able to promote your strengths, skills, and passions. Confidence and personal branding will be built through that simplification.

3. How to put minimalism into the creative process

Have to emphasize again that there is no common formula to apply minimalism to the workflow. It depends on different fields and jobs that Minimalism appeared in different settings. Mango suggests some elements could be generally used such as:

  • Define the goal: In any type of creativity, there are different goals to fulfill, and different targets to reach. Consequently, people have to prioritize defining goals for their project to have a good start.

  • Set limits: Beginning your project with a ton of ideas is an excellent move. On the other hand, setting a limit is crucial when you're first starting. Restricting the scope will help you move in the right direction rather than meandering. Avoid putting too many ideas into one project, do not create a lot of complexity, narrowing the scope will help you go in the right direction, not rambling.

  • Space: Space is the significant identification of those who love Minimalism. It is appropriate to visualize your idea, keep the basics, easy to read, and easy to see. However, remember to pay attention to the arrangement to balance overall. 

Generally speaking, minimalism will aid in the summarization, filtering, and preservation of the elements that are truly essential when it is implemented in the creative sector. In addition, an appropriate application and setup are required to guarantee that the concept is optimally developed.


Tiếng Việt

Tối Giản Trong Quá Trình Sáng Tạo Sẽ Như Thế Nào?

Trường phái tối giản (Minimalism) là một trong những phong cách nghệ thuật được thế hệ Gen Z ưa chuộng nhất. Là một trường phái có bề dày lịch sử, vậy điều gì đã làm cho  trường phái này được tiếp nối vào đời sống và trong quá trình sáng tạo ngày nay?

1. Trường phái tối giản là gì?

Yếu tố góp thành sự tối giản rất đơn giản. Tất cả các chi tiết đều được xuất hiện một cách tinh gọn nhất, được đặt để và sắp xếp tại những vị trí, tỷ lệ hợp lý nhưng vẫn rõ ràng. Loại bỏ sự thừa thãi, các chi tiết phức tạp để tạo một nét tinh tế, thanh lịch cho người xem. Ngoài ra, Minimalism sẽ là một sự lựa chọn hợp lý cho các đối tượng ưu tiên không gian trống, tìm kiếm sự cân bằng trong không gian, hướng đến lối sống hiện đại, đơn giản và gọn gàng.

Sự tối giản có thể được áp dụng trong nhiều mặt của cuộc sống, nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, nổi bậc nhất là các ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo.

2. Trong sáng tạo có nên tối giản?

Thật không khó để tìm thấy sự tối giản qua các bảng vẽ, tòa kiến trúc, cách bày trí nội thất và kể cả mặt triết học và trong tư duy. Nhưng bạn đã bao giờ thử áp dụng trường phái này vào trong quá trình sáng tạo của mình chưa? Và liệu rằng việc tối giản có ngăn cản khả năng sáng tạo của mình không?

Sự tối giản thực sự không có mang theo bất kỳ quy tắc nào cụ thể mà bạn phải tuân theo. Vì vậy mà không có sự giới hạn nào xuất hiện nếu như chúng ta áp dụng vào trong quá trình sáng tạo của mình. Sử dụng trường phái tối giản khi sáng tạo sẽ giúp chúng ta tiếp cận tập trung vào ý tưởng chính, loại bỏ đi những sự xao nhãng, thông tin không cần thiết. Từ đây sẽ hỗ trợ cho idea của bạn trở nên rõ ràng và dễ tiếp cận đến người nhận thông tin hơn.

Có 4 lợi ích mà sự tối giản sẽ mang tới khi bạn áp dụng vào trong quá trình sáng tạo của mình:

  • Cải thiện hiệu suất làm việc: Khi xác định được chính xác những gì mình cần làm, bạn sẽ có thể loại bỏ những yếu tố không cần thiết, không phù hợp hoặc các yếu tố gây nhiễu trong quá trình thực hiện. Do đó, bạn có thể tập trung vào các điểm then chốt, những ý tưởng chính và điều cốt lõi của dự án. Từ đó, chắc chắn hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

  • Tiết kiệm thời gian và tài nguyên: Tất nhiên rồi, khi mọi thứ được tối giản thì thời gian và tài nguyên của bạn cũng sẽ được tối giản hóa. Những công đoạn, công cụ và những nguồn lực không cần thiết sẽ được giảm thiểu. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được quỹ thời gian cho mình, vừa có thể “để dành” các tài nguyên cho những dự án khác.

  • Tạo ra nội dung chất lượng: Sự tối giản là chìa khóa để bạn có thể sáng tạo ra những ý tưởng với nội dung súc tích, rõ ràng. Hỗ trợ đặt để spotlight vào những ý tưởng chính và phát triển chúng một cách sâu sắc. Điều có thể giúp dự án của mình truyền đạt được tốt hơn và gây ấn tượng với khách hàng.

  • Phát triển phong cách riêng: Bạn sẽ hình thành được một phong cách làm việc riêng biệt, độc đáo và mang dấu ấn cá nhân thông qua sự tối giản. Cùng với đó, bạn sẽ có thể phát huy được những điểm mạnh, những kỹ năng và những đam mê của bản thân. Bạn sẽ có thể tự tin hơn và xây dựng được một “thương hiệu” riêng cho mình.

3. Vậy ta có thể áp dụng sự tối giản trong sáng tạo như thế nào?

Không có một công thức chung nào để áp dụng sự tối giản vào trong sáng tạo cả. Tùy từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau mà Minimalism được sử dụng và có cách đặt để riêng. Mango gợi ý cho bạn một số yếu tố đại diện cho trường phái tối giản trong quá trình sáng tạo bên dưới:

  • Xác định mục tiêu: Trong bất cứ loại hình sáng tạo nào đều mang theo trong mình những mục tiêu phục vụ khác nhau, tiếp cận các đối tượng khác nhau. Nên cần ưu tiên việc xác định mục tiêu để dự án của bạn có một khởi đầu tốt.

  • Đặt ra sự giới hạn: Việc nảy ra nhiều ý tưởng cho dự án của bạn vào đoạn khởi đầu là một bước đi thuận lợi. Trái lại, khi trong quá trình bắt tay vào thực hiện, rất cần thiết để đặt ra một giới hạn. Tránh dồn quá nhiều ý tưởng vào một dự án, không tạo ra nhiều sự phức tạp, thu hẹp phạm vi sẽ giúp bạn đi đúng hướng, không lan man.

  • Ưu ái không gian trống: Không gian trống là một đặc điểm nhận dạng nổi bật của những đối tượng yêu thích trường phái này. Vừa để trực quan hóa ý tưởng và vừa giữ sự đơn giản, dễ đọc, dễ nhìn. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách sắp xếp để có thể cân bằng và cân nhắc yếu tố hợp lý cho tổng thể

Nhìn chung, trường phái tối giản khi được thổi hồn vào ngành sáng tạo sẽ hỗ trợ chúng ta tóm gọn và chắt lọc và giữ lại những yếu tố thật sự cần thiết. Cùng với đó cũng cần một sự áp dụng, sắp xếp phù hợp để đảm bảo biến ý tưởng trở nên phát triển tốt nhất.

Previous
Previous

The Evolution of Digital Audio & Podcasts: Why Are They Growing in Popularity These Days?

Next
Next

Overcoming The Fear Of Peer Pressure In Gen Z